MÃNG CẦU XIÊM - THẦN DƯỢC CHỮA UNG THƯ
Cả thế giới giật mình khi một trường đại học ở Hàn Quốc đưa ra kết quả nghiên cứu trái mãng cầu xiêm được trồng nhiều ở Việt Nam có tác dụng tốt trong điều trị ung thư, hiệu quả hơn gấp vạn lần các hóa chất được dùng trong điều trị ung thư hiện nay.
Các chuyên gia hàng đầu ở Việt Nam đã lên tiếng về phát hiện này.
Đột phá thần kỳ
Thông tin trên được tạp chí danh tiếng của Hàn Quốc là Journal of Natural Products đăng tải. Một công trình nghiên cứu cho rằng, nước ép quả mãng cầu có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư cao hơn gấp 10 ngàn lần so với liệu pháp hóa trị mà không hề làm hại các tế bào khỏe mạnh và không có tác dụng phụ. Thông tin này làm lóe lên hy vọng đối với các bệnh nhân đang mang trong mình căn bệnh chết người.
Dược tính của mãng cầu xiêm được nghiên cứu từ năm 1940. Một số các nghiên cứu sơ khởi được công bố trong khỏi thời gian từ năm 1940 đến năm 1962 ghi nhận, vỏ, thân và lá mãng cầu xiêm có những tác dụng làm hạ huyết áp, chống co giật, làm giãn nở mạch máu, thư giãn cơ trơ khi thử trên động vật.
Theo như bài viết đăng tải trên tạp chí, từ năm 1976, Viện Ung thư Quốc gia Mỹ đã tiến hành cuộc nghiên cứu đầu tiên về loại cây này. Kết quả cho thấy, lá và thân của mãng cầu xiêm cho khả năng tiêu diệt hữu hiệu các tế bào ung thư ác tính. Hơn nữa, chiết xuất từ trái mãng cầu còn không làm bệnh nhân nôn ói, rụng tóc, sụt cân như điều trị bằng hóa chất. Nhưng nghiên cứu vẫn chỉ được lưu hành nội bộ chứ không công bố ra ngoài.
Những năm sau đó, có nhiều công trình nghiên cứu, thử nghiệm tác dụng của cây, quả và thân lá của mãng cầu xiêm. Con số được báo chí xác định đến nay là 20 cơ sở nghiên cứu độc lập đã can dự vào hoài nghi bí ẩn và hấp dẫn này. Kết quả thật bất ngờ, hầu như tất cả các nghiên cứu độc lập ấy đều khẳng định tác dụng chống ung thư rõ rệt của mãng cầu xiêm. Tuy nhiên, mọi thông tin đều được những nhà nghiên cứu giấu kín.
Người ta nghi ngờ có nhiều khả năng những công ty dược phẩm hàng đầu thế giới mua lại những công trình này đã ém nhẹm thông tin để phát triển ngành dược phẩm hiện đại của mình.
Mặt khác, theo quy định của Mỹ, sản phẩm chiết xuất tự nhiên không cần có bằng sáng chế. Như thế, công trình có nghiên cứu chính xác nhưng những nhà sáng chế còn toan tính làm sao để có thể mang lại lợi nhuận cho các “con cá mập” dược phẩm khi công bố khả năng trị liệu phép lạ của mãng cầu xiêm ra thị trường. Họ chờ cho đến khi chiết xuất được dưỡng chất chống ung thư của mãng cầu xiêm và bào chế được loại thuốc chống ung thư bằng thành phần nhân tạo từ chất này, xin bằng sáng chế và thu lợi.
Báo cáo của Viện khoa học Y tế Mỹ tháng 12.2008 cho biết, các công ty dược phẩm Mỹ đều không muốn công bố kết quả nghiên cứu về mãng cầu xiêm. Tuy nhiên, một nhà khoa học trong nhóm nghiên cứu này tại Mỹ đã quyết định đưa thông tin trên ra với người dân dù biết có thể vị trí của mình bị đe dọa. Ông liên lạc với một công ty chuyên sản xuất sản phẩm tự nhiên ở khu vực Brazil và Amazon. Câu chuyện này đã bị lộ ra ngoài nhưng đến nay sản phẩm trên vẫn chưa được thử nghiệm trên bệnh nhân bị ung thư và tiếp tục bị lãng quên.
Nhưng, sau thông tin của các nhà khoa học tại trường đại học Cơ đốc giáo Hàn Quốc bị lộ ra thì sự thật này không thể che giấu mãi. Như vậy, sự im lặng gần 40 năm qua đã bị phá vỡ.
Những công dụng thần kỳ của quả mãng cầu xiêm làm cả thế giới giật mình và cũng giận dữ với những nhà khoa học trước đó. Từ lâu, quả mãng cầu xiêm chỉ được xem như một thực phẩm, hoa quả. Quả có vị chua nhẹ, nhiều bột, làm nước ép rất ngon. Tại Brazil, thổ dân của nước này trồng nó như một loại quả chính. Còn ở Việt Nam, trái mãng cầu xiêm được trồng nhiều ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. Cây mãng cầu xiêm ở Việt Nam cho trái quanh năm.
Trung Quốc cũng đang âm thầm nghiên cứu?
Những năm gần đây, làn sóng người Việt Nam đi thu mua cây dược liệu hay những cây chẳng có liên quan gì đến thuốc cho thương nhân Trung Quốc làm dấy lên nhiều tin đồn về mục đích tìm dược liệu.
Hiện nay, Trung Quốc là nước có tỷ lệ ung thư cao nhất thế giới. Số người tử vong ở Trung Quốc hàng ngày chủ yếu là bị bệnh ung thư. Mỗi phút, Trung Quốc lại có thêm 6 bệnh nhân bị phát hiện ung thư. Điều này khiến Trung Quốc cũng đã hết sức nóng lòng muốn nghiên cứu những cây dược liệu, cây ăn quả để tìm ra hoạt chất chống ung thư thay thế hóa trị liệu trong điều trị ung thư có giá thành rất cao mà tỉ lệ thành công còn hạn chế.
Bác sĩ Nguyễn Văn Hướng – Nguyên chủ tịch hội đông y Việt Nam khi nghe về thông tin quả mãng cầu có thể đánh bại tế bào ung thư đã đánh giá rất cao công trình nghiên cứu này. Bác sĩ Hướng cho rằng trong Đông y, việc điều trị ung thư từ trước đến nay đều chưa được công bố. Nhiều loại cây dược liệu, thực phẩm có kết quả điều trị ung thư rất cao nhưng chúng ta không được nghiên cứu mà chủ yếu trông chờ vào thuốc đặc trị ở các nước phương tây. Với những gì diễn ra trong thực tế, bác sĩ Hướng nghi ngờ có nhiều khả năng Trung Quốc cũng sắp tung ra các công trình nghiên cứu của mình, trong đó có quả mãng cầu xiêm.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu các loại cây trồng, dược liệu trong điều trị ung thư chưa được triển khải nhiều bởi thực tế trình độ cán bộ nghiên cứu của chúng ta còn thấp và công nghệ, thiết bị chưa đáp ứng đủ yêu cầu nghiên cứu. Nhưng khi đánh giá lại kết quả này từ phía Mỹ, bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng tỏ ra vui mừng: “Nếu công trình này được nghiên cứu ở Mỹ thì kết quả sẽ chính xác hơn nhiều so với các quốc gia khác”.
Ông Nguyễn Duy Thuần, phó Viện trưởng Viện Dược liệu cho biết, hiện nay đã có những nghiên cứu về mặt dinh dưỡng cũng khẳng định mãng cầu là một trong những trái cây có thành phần hoạt chất axit amin không thể thay thế được hoặc có một số hoạt chất đặc thù nhằm nâng cao hệ miễn dịch và tăng khả năng chống lại bệnh tật. Còn nghiên cứu về tác dụng trong điều trị ung thư hiện vẫn chưa có một nghiên cứu nào ở Việt Nam
Phó giám đốc bệnh viện K Hà Nội: “Cần được kiểm chứng"
Với thông tin về tác dụng kỳ diệu của quả mãng cầu xiêm trong điều trị bệnh ung thư, bác sĩ Đặng Thế Căn – phó giám đốc bệnh viện K Hà Nội cho biết, với những thông tin tuyệt vời trên, ông không thấy bất ngờ nhiều bởi trước đó có nhiều nghiên cứu công bó kết quả điều trị ung thư của các loại hoa quả, cây lá từ tự nhiên mà điển hỉnh là lá cây đu đủ.
Toàn thế giới xôn xao về giá trị của cây đu đủ và những bệnh nhân ung thư cũng không ngoại lệ. Người bệnh nào cũng phơi khô lá cây đu đủ và uống thay nước mong chiến thắng được ung thư ác tính. Nhưng kết quả đều thất bại.
Thực tế, bệnh viện K đã tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân gặp biến chứng hoặc tăng tế bào ung thư lên nhanh chóng khi họ sử dụng thuốc lá, thuốc đông y, thuốc Nam trong điều trị ung thư.
“Tất nhiên không ai phủ nhận công dụng của thuốc Nam nhưng chỉ nên sử dụng trong hỗ trợ điều trị. Việc điều trị bệnh ung thư phải tuân thủ đúng phác đồ điều trị. Hiện nay, trong điều trị bệnh ung thư, Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đang sử dụng phương pháp phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, truyền dịch.
Đối với thông tin về trái mãng cầu trong điều trị ung thư, dù nó không phải là bài thuốc đáng gờm như lá đu đủ, không thể mang lại tác dụng phụ nhưng cũng không thể dùng nó thay thế điều trị ung thư. Chuyện mãng cầu xiêm có tác dụng đánh bật tế bào ung thư gấp 10 ngàn lần hóa chất đang sử dụng hiện nay chỉ là thông tin có thể bị phóng đại giống như lá đu đủ trước đó”, ông Căn cho biết.
Về lý thuyết, bất kỳ một loại thuốc nào khi đưa ra thị trường phải tiến hành theo 3 bước chuẩn. Bước 1, nghiên cứu thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và trên động vật. Bước 2, sau khi có kết quả thử nghiệm trên động vật, thuốc đó sẽ được tiến hành thử nghiệm trên người tình nguyện, theo dõi trong thời gian 5 năm. Bước 3, sau khi thuốc được hội đồng thẩm định đánh giá có hiệu quảm đơn vị đứng ra nghiên cứu mới xin đăng ký bản quyền và đưa ra thị trường. Tuy nhiên, hiệu quả của trái mãng cầu trong điều trị ung thư mới chỉ là những thông tin một chiều được đưa ra từ các nhà khoa học.
Ở điểm này, ông Nguyễn Duy Thuần cho rằng, nếu công trình này được đưa ra từ một nguồn chính xác là các tạp chí khoa học nổi tiếng của thế giới, đã được đánh giá, phản biện của các nhà khoa học hàng đầu của lĩnh vực đó thì có thể đánh giá độ chính xác cao. Còn nếu mới ở góc độ phòng nghiên cứu, chúng ta cũng không nên trông chờ vào một phép màu mới này.
“Mặc dù mãng cầu xiêm là trái cây giàu axit amin, người ốm vẫn có thể dùng để bổ sung dưỡng chất cho mình trong quá trình điều trị, nhưng không nên tin những đột phá mạnh với loại quả này có thể giúp con người chiến thắng bệnh ung thư”, bác sĩ Căn nhấn mạnh.
Thông tin về thần dược mãng cầu xiêm trong điều trị ung thư vẫn còn bỏ ngỏ. Tại bệnh viện K Hà Nội, khi được hỏi về thông tin này, đa số bệnh nhân đều tỏ ra vui mừng nhưng đây cũng là lần đầu tiên họ nghe thấy chuyện này. Bác sĩ Hướng cho rằng mãng cầu xiêm khác với lá đu đủ và giàu dưỡng chất nên khuyên các bệnh nhân cứ dùng thay thế các loại thực phẩm chức năng khác trong hỗ trợ điều trị bệnh.
BẢO MINH (Sưu tầm theo Hôn nhân & Pháp luật).
|
0 nhận xét:
Đăng nhận xét